Bạn đang ở đâu?
Nhìn vào con số hơn 80% dữ liệu phi cấu trúc, một lượng Dữ liệu lớn có giá trị của Doanh nghiệp. Bạn có đang gặp phải thách thức trong việc quản lý chúng không? Khó khăn trong việc Lưu trữ? Tìm kiếm? Bảo mật? An toàn dữ liệu?
Đối với những Dữ liệu có cấu trúc Bạn có thể sử dụng các công cụ, phần mềm để quản lý như: phần mềm CRM, phần mềm Kế toán, phần mềm bán hàng, quản lý sản xuất hay ERP. Còn đối với Dữ liệu phi cấu trúc, chúng ta sẽ quản lý bằng cách nào?
[DATA - 005] Phân biệt Dữ liệu có cấu trúc và Dữ liệu phi cấu trúc? Giải pháp tuyệt vời cho 80% lượng Dữ liệu phi cấu trúc có giá trị của Bạn
00520181027
Bạn có biết? hơn 80% dữ liệu trong Doanh nghiệp là Dữ liệu Phi cấu trúc
Dữ liệu phi cấu trúc đang tăng trưởng với tỷ lệ 55% và 65% mỗi năm và không có các công cụ để phân tích dữ liệu khổng lồ này.
Hàng ngày Bạn quen làm việc với 2 loại Dữ liệu: Dữ liệu có cấu trúc và Dữ liệu phi cấu trúc.
[Dữ liệu lớn (Big Data) = Dữ liệu có cấu trúc + Dữ liệu phi cấu trúc]
Vậy sự khác nhau giữa Dữ liệu có cấu trúc và Dữ liệu phi cấu trúc là gì?
Dữ liệu Có cấu trúc?
Là thông tin, thường là các tệp văn bản, được hiển thị trong các cột và hàng có tiêu đề, có thể dễ dàng đặt hàng và xử lý bằng các công cụ tìm kiếm dữ liệu. Điều này có thể được hình dung như là một tủ hồ sơ được tổ chức hoàn hảo, nơi mọi thứ được xác định, dán nhãn và dễ dàng truy cập.
Dữ liệu Phi cấu trúc?
Là có cấu trúc bên trong nhưng không được cấu trúc thông qua các mô hình hoặc lược đồ dữ liệu được xác định trước có thể là văn bản hoặc phi văn bản.
Bảng so sánh Dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc
Giải pháp tuyệt vời dành cho Bạn
Hôm nay, ngày mai, hay trong 5 năm tới
4 Bước để quản lý Dữ liệu phi cấu trúc của Doanh nghiệp. Bạn có thể sẽ giảm được 9.6 triệu/mỗi tháng; 115,2 triệu/mỗi năm
Bước 1: Hãy Lưu trữ Dữ liệu tập trung
Thay vì Dữ liệu phân tán ở khắp mọi nơi: máy tính cá nhân, google drive... của từng người
Dữ liệu của Doanh nghiệp sẽ được lưu trữ tập trung tại một nơi (Lưu trữ Cloud hoặc tại Máy chủ của Doanh nghiệp Bạn)
Mô hình Dữ liệu thống nhất, cơ sở hạ tầng tập trung giảm chi phí đầu tư, bảo trì, hỗ trợ và làm sạch dữ liệu.
Bước 2: Tổ chức, sắp xếp lại Dữ liệu Số của Doanh nghiệp
Tạo quy tắc quản lý Dữ liệu, cung cấp cho Bạn một phương pháp chuẩn. Bạn làm được nhiều việc hơn với thời gian ít hơn
Sắp xếp và phân loại Dữ liệu thành các ‘Tủ’ tài liệu một cách có quy tắc, là nơi lưu Dữ liệu để Bạn có thể tìm thấy
Nhóm theo Thư mục: phòng ban, khách hàng, sản phẩm, người dùng...
Từng ngăn ‘Tủ’ sắp xếp theo thời gian
Không hỗn hợp giữa dữ liệu làm việc và dữ liệu cá nhân
Chuẩn hoá cách đặt tên tệp, thư mục: Dữ liệu trong các ngăn ‘Tủ’ của Bạn sẽ được đặt tên theo tiêu chí quy định phù hợp với DN Bạn
Quản lý các phiên bản tệp (File versioning)
Bước 3: Thiết lập chính sách quyền truy cập
Bạn có chìa khoá thì sẽ mở được tủ. Tủ của bạn chỉ được mở khi đúng chìa khoá.
Chính sách quyền truy cập (phân quyền người dùng, phân quyền dữ liệu) giúp Bạn xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn sử dụng Dữ liệu.
Bước 4: Lưu trữ và Sao lưu dự phòng
Hãy luôn đảm bảo Dữ liệu của Bạn luôn sẵn sàng khi bạn cần.
Tự động sao lưu và sao lưu hàng ngày ngăn ngừa việc mất, thất thoát dữ liệu, virus tấn công do vô ý hoặc cố ý của con người và các phần mềm độc hại.