Thật sai lầm khi nghĩ rằng?
Chỉ có những Công ty lớn mới gặp những vấn đề về quản lý Dữ liệu và chỉ có Công ty lớn mới cần những giải pháp để cải thiện các vấn đề?
Doanh nghiệp Bạn dù nhỏ hay lớn đều có những vấn đề về quản lý giống nhau, nếu có khác thì chỉ khác nhau ở mức độ, phạm vi ảnh hưởng vì đó là nền tảng, nhu cầu tất yếu cho việc cộng tác, giao tiếp, chia sẻ.
[DATA - 006] Câu chuyện thành công từ một Doanh nghiệp Nhật Bản về Quản lý Dữ liệu thông minh. Dễ hay khó?
00620181103
Bạn luôn tự đặt câu hỏi: nên đầu tư vào đâu? đâu tư vào cái gì để tăng lợi nhuận?
Có rất nhiều câu trả lời hay cho điều này, một trong những cách đó là:
Với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Dữ liệu đang là xương sống, mạch máu của Doanh nghiệp. Thực tế theo nghiên cứu cho thấy, 40% mục tiêu kinh doanh không thành công do dữ liệu không chính xác
Bạn quản lý chúng tốt, Bạn sẽ có tiền!
Chúng tôi đã biết câu hỏi đầu tiên của Bạn sẽ là gì, đó là: Tại sao?
Hầu hết các dự án, công việc đều yêu cầu quyền truy cập vào cùng một nội dung dữ liệu. Thật không may, không có sự phối hợp để ngăn chặn công việc chồng chéo (và lãng phí).
Không có chia sẻ dữ liệu, không sử dụng lại dữ liệu để đơn giản hóa hoặc giảm chi phí lưu trữ, sao chép và phát triển dữ liệu.
Người dùng doanh nghiệp đã truy cập dữ liệu chung nhưng trên các ứng dụng riêng biệt. Tên và định dạng giá trị dữ liệu khác nhau giữa các ứng dụng.
- Người dùng đã tìm thấy sự không nhất quán giữa các báo cáo, tài liệu, biểu mẫu... vì dữ liệu nguồn không được tài liệu và nó thay đổi trên các báo cáo riêng lẻ.
Kết quả là dữ liệu trùng lặp, xử lý chồng chéo và ít nhận thức rằng các dự án riêng lẻ đang nhân bản công việc. Không có bất kỳ thứ gì để hỗ trợ cộng tác, cộng tác hoặc chia sẻ các phương pháp và thực hành dữ liệu trên các dự án và hệ thống.
Đọc thêm: Lỗ hổng chi phí của Bạn đang ở đâu?
Hãy trải nghiệm từ câu chuyện thành công của khách hàng
Bạn sẽ nhìn thấy Bạn đang ở đâu?
Công ty TNHH Pe*a*e-L*n Việt Nam, KCN TLIP1, Đông Anh, Hà Nội. Doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản
Công ty sang Việt Nam đầu tư và khởi nghiệp vào tháng 3/2017.
Nhân sự ban đầu họ chỉ có 1 Người Nhật, 1 người Việt Nam tuy nhiên họ đã xây dựng một hệ thống CNTT đầy đủ: thiết lập các chính sách, quy tắc quản lý Dữ liệu: cấu trúc Dữ liệu, quản lý quyền truy cập, chính sách bảo mật, lưu trữ dữ liệu; Hệ thống Email, ...
Sau đó họ bắt đầu tuyển dụng nhân sự vào các vị trí theo nhu cầu hoạt động kinh doanh.
Những nhân sự mới tiếp nhận hệ thống rất nhanh và Công ty gần như không gặp phải các vấn đề về việc cộng tác, chia sẻ, lưu trữ và bảo mật Dữ liệu. Kể cả nhân viên nghỉ việc thì việc bàn giao cũng không phải là vấn đề gây tổn hại hoặc gây mất mát, thất thoát dữ liệu của Doanh nghiệp.
Chúng ta thấy gì từ cách họ làm ngay cả khi Công ty chỉ có 2 người?
Họ định hình được quy mô của Doanh nghiệp: họ xây dựng kế hoạch kinh doanh thường là 5 năm và cho từng giai đoạn.
Họ có kế hoạch về nhân sự tương ứng với quy mô và kế hoạch phát triển kinh doanh của Doanh nghiệp
Họ nghĩ về tính hệ thống, sự cộng tác, rõ ràng và chuẩn hóa ngay từ lúc một nhân viên bắt đầu làm việc.
Họ sẵn sàng sử dụng thời gian và chi phí trả trước để tiết kiệm chúng sau này.
Đặc biệt về tư duy quản lý, họ luôn thiết kế hệ thống theo mô hình đa quốc gia để giảm sự phụ thuộc vào con người, tăng năng suất làm việc. Hệ thống CNTT luôn là ưu tiên, công cụ để họ thực hiện mục tiêu và tại đó không thể thiếu chiến lược về Quản lý Dữ liệu Doanh nghiệp.
Bạn có thể đi từ nói rằng 'Doanh nghiệp Bạn đang hoạt động tốt'
để tự tin rằng nó sẽ trở nên tốt hơn.
Khi Bạn muốn, Bạn sẽ tìm cách. Khi Bạn không muốn, Bạn sẽ tìm lý do! Hôm nay, ngày mai hay trong 5 năm tới?
Thông qua Video Demo thực tế của chúng tôi để thấy ngay được Bạn hoàn toàn không lãng phí thời gian!
1. Bắt đầu với Dữ liệu nguồn của Doanh nghiệp
Bằng việc lưu trữ Dữ liệu tập trung tại một nơi thay vì dữ liệu phân tán ở khắp mọi nơi như: máy tính cá nhân, google drive... của từng người.
2. Tổ chức sắp xếp Dữ liệu theo những quy tắc, tiêu chuẩn
Là nơi Dữ liệu của Bạn có thể được tìm thấy một cách dễ dàng, nhanh chóng và đảm bảo nhất quán. Giống như tiêu chuẩn 5S trong Doanh nghiệp, Hãy tổ chức file, thư mục của Bạn theo tiêu chuẩn 5Cs (Clear; Concise; Consistent; Correct; Conformant)
3. Chính sách quyền truy cập người dùng
Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn sử dụng Dữ liệu. Tại đó Bạn có thể nhìn thấy, làm việc và tương tác với Dữ liệu chung liên quan đến công việc của Bạn.
4. Tạo môi trường làm việc di động với người dùng được cấp phép.
Hệ thống Dữ liệu tập trung có thể được kết nối từ xa để truy cập Dữ liệu giúp Bạn di động hoàn thành công việc một cách hiệu quả dù đang ở nhà, tại văn phòng hay trên đường.
5. Hãy luôn đảm bảo Dữ liệu của Bạn luôn sẵn sàng khi bạn cần.
Sao lưu nhiều tầng Dữ liệu. Tự động sao lưu và sao lưu hàng ngày ngăn ngừa việc mất, thất thoát dữ liệu , virus tấn công, mã hóa đòi tiền chuộc do vô ý hoặc cố ý của con người và các phần mềm độc hại.
6. An toàn và Bảo mật dữ liệu bằng việc thiết lập các chính sách và các ứng dụng phần mềm chống thất thoát dữ liệu.
Hãy tham gia vào dòng tin xã hội
của Chúng tôi
Giúp Bạn có thêm kiến thức và trải nghiệm từ những câu chuyện thực tế và thành công của Khách hàng
Những kinh nghiệm tuyệt vời trong quản lý và vận hành Doanh nghiệp
Chia sẻ các kỹ năng làm việc để tăng năng suất và hiệu quả trong công việc.
Bản tin luôn cập nhật hàng tuần
Nhập email của Bạn để nhận bản tin trực tiếp từ E-Data