''
- 70% nhân viên chia sẻ họ chưa thành thao các kỹ năng cần thiết cho công việc hiện tại- 45% nhà quản lý thì thừa nhận, họ không tự tin trong trách nhiệm phát triển các kỹ năng cần thiết cho nhân viên
Đây là những con số đáng ngạc nhiên, trong bối cảnh đội ngũ nhà quản lý trong doanh nghiệp đều là tập hợp của các cá nhân có năng lực chuyên môn cao và tin tưởng bởi tổ chức. Vậy đâu là nguyên nhân dến đến tình trạng nhức nhối trên?
4 kiểu nhà quản lý và những quan niệm sai lầm ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực của nhân viên.
Nghiên cứu của Gartner chỉ ra rằng, mỗi nhà quản lý đều được phân loại vào một trong 4 nhóm dưới đây:
1. The Teacher Manager
- Là mẫu nhà lãnh đạo có khuynh hướng đưa ra những lời khuyên mang tính chất định hướng phát triển cho nhân viên.
- Thường tự mình theo dõi công việc để phân bổ cho nhân viên.
- Có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn, nên luôn cho rằng cách tiếp cận công việc của mình là chính xác.
2. The Always-on Manager
- Là mẫu nhà lãnh đạo thường xuyên đưa ra phản hồi, hướng dẫn với mong muốn phát triển năng lực nhân viên.
- Luôn nỗ lực hơn 100% khả năng của bản thân để giúp nhân viên phát triển, ngay cả khi họ không có đủ kiến thức chuyên môn. Đảm bảo tất cả nhân viên đều được phát triển như nhau.
3. The Cheerleader Manager
- Là mẫu nhà lãnh đạo trao quyền cho nhân viên để tự phát triển bản thân theo hướng chủ ý cá nhân.
- Thường xuyên đưa ra những phản hồi tích cực, né tránh việc trực tiếp nêu ra khuyết điểm của nhân viên.
- Không quá chú trọng đến tiểu tiết khi đào tạo hay phản hổi cho nhân viên.
4. The Connector Manager
- Là mẫu nhà lãnh đạo đề cao việc xây dựng môi trường làm việc nhóm tích cực; chỉ đưa ra những phản hồi khi cần thiết và phải được cá nhân hóa.
- Tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ giữa nhân viên hơn là việc đưa ra thật nhiều phản hồi.
- Chủ động bắt cặp nhân viên với những cá nhân có năng lực phù hợp để họ cùng nhau phát triển.
The Connector Manager - hình mẫu lý tưởng để phát triển nhân viên
Trong 4 loại hình nhà quản lý được đề cập phía trên, chỉ có các Connector Manager (CM) mới có khả năng tác động tích cực đến quá trình phát triển và cải thiện năng suất của nhân viên. Nhân viên có năng suất làm việc 28% hiệu quả hơn dưới sự dẫn dắt của những người này.
Động lực làm việc và mức độ gắn kết với doanh nghiệp của họ cũng có sự gia tăng lần lượt ở mức 38% và 40%.
Lý giải cho điều này, Ông Jamie Roca (Giám đốc cấp cao của Gartner) các CM là nhóm người duy nhất không bị tác động bởi những quan niệm sai lầm trong việc đào tạo nhân viên. Họ không cố gắng hỗ trợ tất cả mọi người với vốn kiến thức hữu hạn của mình, thay vào đó tập trug vào phát triển 3 mối quan hệ cốt lõi để nhân viên có thể phát triển năng lực hiệu quả nhất, bao gồm:
- Cá nhân
- Đội nhóm
- Tổ chứcBằng việc kết nối 3 mối quan hệ trên, các Connector Manager sẽ giúp nhân viên phát triển năng lực và hiệu suất làm việc hiệu quả hơn!
Dấu hiệu nhận biết một Connector Manager trong Doanh nghiệp:
1. Connector Manager luôn cởi mở và thẳng thắn khi đối diện với nhân viên.
2. Connector Manager luôn sẵn sàng đón nhận những phản hồi từ những người khác.
3. Connector Manager biết cách trung hòa sự khác biệt giữa các thành viên trong nhóm.
4. Connector Manager thúc đẩy nhân viên hỗ trợ nhau làm việc.
5. Connector Manager đánh giá thành công của tập thể quan trọng như thành công của chính bản thân
6. Connector Manager không ngại phải đảm nhận những trách nhiệm mới
7. Connector Manager có thể linh hoạt xây dựng các mối quan hệ trong và ngoài tổ chứcTiềm lực con người chính là sức mạnh quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần phải chăm chút nếu muốn phát triển bền vững. Vậy nhưng, rất nhiều tổ chức đang đặt trách nhiệm nặng nề này lên vai những cá nhân không phù hợp, dẫn đến việc tự đánh mất đi lợi thế vốn có từ đội ngũ nhân viên của mình.