Chuyên gia tư vấn cao cấp Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực cải tiến phương pháp làm việc đánh giá về NSLĐ của Việt Nam như thế nào?
“Lần đầu tiên tôi đến Việt Nam là 3 năm trước đây. Sau khi ghé thăm một số công ty trong ngành sản xuất, chế tạo của Việt Nam, tôi thấy có vấn đề, đó là việc đào tạo cơ bản về tăng năng suất làm việc trong các nhà máy vẫn còn thiếu rất nhiều".
Chuyên gia tư vấn cao cấp Terasaki Akashi, thuộc Công ty TNHH Hirayama Việt Nam chia sẻ
[QLNB - 008] Cơ hội tăng 130% Năng suất làm việc và thu nhập của Bạn. 6 cách đơn giản và tuyệt vời Bạn nên làm!
00820180911
Bạn có hay tự hỏi?
Hết ngày rồi mà mình vẫn không xong được việc gì?
Sao cô A, anh B họ làm được nhiều việc và nhanh vậy?
Mình đang chậm hơn họ bao nhiêu 'nhịp' và bao nhiêu lâu so với Đồng nghiệp và những người Bạn của mình?
Sếp của Bạn hỏi?
Anh chị làm gì mà chậm/lâu vậy, mãi không xong?
Tại sao lại không làm xong?
Việc này đơn giản hay có khó đâu, sao Anh/Chị mất thời gian vậy?
Nếu xét ở quy mô Quốc gia, Năng suất lao động của Việt Nam ra sao?
Thật không may, theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết tại Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) 2017: Năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, rất thấp trong khu vực Đông Nam Á, thậm chí thấp hơn cả Lào.
Nguồn: Số liệu thống kê năm 2016 từ Ngân hàng Thế giới (World Bank)
Theo Bảng số liệu Năm 2016 của Ngân hàng Thế giới trên, thì NSLĐ của Việt Nam thấp nhất trong khu vực, trong đó Singapore gấp hơn 14 lần, Malaysia gấp gần 6 lần NSLĐ của Việt Nam
Đọc thêm: Lỗ hổng chi phí của Bạn đang ở đâu?
Trở ngại của sự thành công và đột phá?
Bạn hoàn toàn có thể làm tốt thậm chí tự tin làm tốt hơn, chỉ cần Bạn thay đổi. Trở ngại lớn nhất của Bạn thường là '' Tôi có thể làm được, nhưng mà...'', ''Giá như''... Hãy loại bỏ những việc này ngay từ hôm nay bằng cách
Thay đổi nhận thức hay nói cách khác là Ý thức làm việc. Thu nhập của Bạn, Doanh nghiệp Bạn chắc chắn sẽ tăng là điều có THẬT.
Thay đổi phương pháp làm việc. Công cụ Tuyệt vời = Người hạnh phúc.
Có rất nhiều giải pháp hay cho vấn đề của Bạn
6 Cách đơn giản và tuyệt vời Bạn nên làm!
1. Hãy bắt đầu tinh thần của một ngày mới
Bắt đầu ngày mới với tinh thần thoải mái, vui vẻ khi đến văn phòng làm việc: Tâm trạng của Bạn sẽ quyết định đến 40% HIỆU QUẢ LÀM VIỆC ngày hôm đó.
2. To do list đầu giờ sáng
Việc này rất quan trọng giúp bạn ghi lại các công việc Bạn sẽ phải làm và dự định sẽ làm trong ngày, các công việc còn dở dang của ngày hôm trước. Dó đó Bạn không bị động hoặc bị quên và không phải nghĩ xem mình còn những việc gì, còn việc nào chưa xong.
Bộ Office của Microsoft cũng hỗ trợ rất nhiều mẫu To-do-list, chỉ là Bạn có áp dụng hay không.
Câu hỏi lại được đặt ra: Áp dụng có hiệu quả hay không? Hãy xem con số ấn tượng đã được trải nghiệm ở phần dưới
3. Sắp xếp thứ tự ưu tiên
Bước này không thể thiếu bởi nó làm giảm áp lực cho Bạn cùng lúc phải giải quyết quá nhiều việc và việc nào cũng chưa hoàn thành. Để sắp xếp được thứ tự Bạn cần có thông tin:
Công việc là gì?
Khi nào phải hoàn thành?
Đánh giá sơ bộ về mức độ ảnh hưởng nếu Bạn không hoàn thành?
Khi Bạn có thứ tự ưu tiên để thực hiện công việc, Bạn cũng có thể đánh giá được khả năng hoàn thành trong To do list của Bạn.
4. Cam kết
Để hoàn thành công việc, kế hoạch hoặc mục tiêu tuân thủ không còn là lựa chọn mà là Bắt buộc.
Không nên 'dễ dãi' với bản thân.
Việc hôm nay cứ để ngày mai?
Bao giờ đến Deadline thì làm?
Điều gì sẽ xảy ra? Công việc của Bạn bị trôi theo những lần Bạn từ chối cam kết. Việc quá tải hoặc không hoàn thành đúng thời hạn là điều hoàn toàn có thể hiểu được. Làm thế nào có thể Cam kết được?
Hiểu đúng về yêu cầu công việc
Hinh dung được Bạn sẽ làm như thế nào
Dự phòng khả năng phát sinh
Ước lượng và phân bổ thời gian, thay vì nước đến chân mới nhảy
Ý thức đó là công việc phải làm và phải xong
5. Phải kết thúc được một công việc cho dù kết quả không được như mong đợi
Bạn hãy nhớ rằng, ngay cả Bạn đã làm xong đến 99% và chỉ còn 1% bỏ dở hoặc chưa làm thì Bạn cũng không thể hoàn thành công việc, kế hoạch hay mục tiêu của Bạn. Và nếu có hoàn thành thì kết quả của Bạn không được đánh giá cao.
Bạn có thể không hoàn thành Deadline, không cam kết theo đúng kế hoạch nhưng không đồng nghĩa với việc 'Bỏ dở'. Nếu đó là nguyên tắc, Bạn chắc chắn sẽ làm được!
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data). Nhưng mục tiêu cuối cùng là tăng Năng suất lao động và 4.0 không còn là điều gì xa vời ngay cả đối với những Doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ hiện nay.
Trải nghiệm khác biệt. Thay đổi nhỏ, mang lại giá trị lớn!
(*) Trải nghiệm thực tế từ Công ty Cổ Phần Cầu trục và Thiết bị AVC, 100% nhân viên 3 miền Bắc, Trung, Nam đều sử dụng 2 màn hình để làm việc. Theo đánh giá của Ông Hoàng Tư Khoa Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty AVC:
"Với việc đầu tư 1 máy tính 2 màn hình như hiện nay thì năng suất làm việc của Công ty đã tăng lên hơn 30% so với trước sử dụng 1 màn hình.
Nhân viên không phải bật tắt các sheet, các file nhiều lần. Việc đối chiếu số liệu, thiết kế, bản vẽ nhanh hơn rất nhiều''
của chúng tôi